Vui hội trăng rằm ở trường Cao đẳng sư phạm Nam Định(17/11/2010)
Háo hức, hồi hộp chờ đợi là trạng thái tâm lý của biết bao trẻ em Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước khi Tết Trung thu sắp đến. Đối với người Việt Nam, đây là ngày Tết của trẻ em nên còn được gọi là Tết trông Trăng, hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng. Hoà cùng với niềm vui chung đó, Ban Nữ công bet366 phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường chủ động đề xuất với Ban Giám hiệu để thay đổi hình thức tổ chức Trung thu cho trẻ em so với các năm trước bằng việc tổ chức đêm hội trăng rằm ngay tại nhà Đa năng của trường. Năm nay là năm cả nước hướng về đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội nên Trung thu năm nay có định hướng truyền thống rõ rệt. Từ nhiều ngày trước khi tổ chức, đã có nhiều cuộc họp bàn hăng hái, sôi nổi của Ban tổ chức. Với sự ủng hộ nhiệt tình về tinh thần và vật chất đêm Trung thu được tổ chức trang hoàng, lộng lẫy về hình thức; phong phú, đa dạng, sâu sắc về nội dung. Đặc biệt, với những đôi bàn tay khéo léo, các mẹ, các chị đã cùng nhau sắm sửa mâm cỗ vừa thịnh soạn đủ các món, vừa bày biện sinh động, đẹp mắt. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp truyền thống của một đêm Trung thu ở Việt Nam nói chung và mang sắc màu ấm áp tình người của trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định với các em nói riêng.
Nhân vật quan trọng nhất phải nói đến là trẻ em. Hơn một trăm em là con, cháu của toàn thể cán bộ công nhân viên của trường tới dự đông đủ. Khác với người lớn, ngoài ý nghĩa vui chơi, Tết trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia; với thanh niên, Tết trung thu từ lâu cũng ngầm được coi là ngày lễ tình nhân thứ hai của họ. Còn đối với trẻ em, đơn thuần là Tết vui chơi và phá cỗ. Sau mấy ngày tập luyện dưới sự hướng dẫn của các anh chị sinh viên, các em đã mạnh dạn thể hiện mình với tư cách là nhân vật chính của đêm trung thu. Nào là thi đố vui, hát, kể chuyện, thi trình diễn thời trang… Những câu trả lời ngộ nghĩnh, những giọng hát trong veo cất lên, những lời kể lên bổng xuống trầm, những dáng đi nhanh nhẹn trình diễn với những bộ trang phục đẹp mắt… Tất cả tạo nên một không khí vô cùng vui tươi, phấn khởi, hào hứng. Cùng với việc biểu diễn, các em được nhận những túi quà nhỏ nhắn, xinh xinh, nhiều màu sắc gửi gắm biết bao tình cảm yêu thương trìu mến của các cô, các chị, các mẹ. Trong tình yêu và sự quan tâm, giữa không khí của ngày tết trung thu cổ truyền, niềm vui của các em càng được nhân lên gấp bội.
Tổ chức ngày Trung thu cho các em, cái được lớn nhất là giúp các em có được những niềm vui từ tập thể. Các em cũng trở nên mạnh dạn, tự tin, hoà nhập và khẳng định mình nhưng vẫn không mất đi vẻ hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ bởi ý nghĩa sâu sắc ẩn sau hai tiếng Trung thu lại chính là Đoàn Tụ. Cuộc sống hiện đại với guồng quay gấp gáp dễ khiến trẻ em xa cách nhau. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, mâm quả… nhỏ bé là thế nhưng lại có sức mạnh gắn kết lớn lao. Và đương nhiên, mối quan hệ giữa các cán bộ, công nhân viên của trường với con cháu của họ càng thêm tốt đẹp.
Chúng tôi đọc được từ trong niềm vui của các em một ước vọng Trung thu năm sau tới nhanh hơn và vui hơn nữa!
Lê Thị Kim Cúc
(Khoa Tiểu học- Mầm non)
- Thông báo thi học kỳ III – K36 Cao đẳng hệ chính quy(20/11/2015)
- Thông báo thi học kỳ phụ K38, 39 Cao đẳng hệ chính quy(23/07/2018)
- Thông báo tuyển sinh cao đẳng chính quy năm 2022 – Đợt 2
- Đêm hội trăng rằm năm 2017(06/10/2017)
- Tọa đàm Kỉ niệm 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (13/03/2014)